Tin mới nhất

Sản Phẩm Nổi Bật

Hỗ trợ trực tuyến

CÁCH KHẮC PHỤC SÀN GỖ TỰ NHIÊN BỊ KÊU

Cập nhật: 18/02/2021 12:33 - Lượt xem: 714

Việc sử dụng sàn gỗ tự nhiên không chỉ làm làm tăng tính thẩm mỹ mà còn làm tăng giá trị cho ngôi nhà. Nhưng sẽ không hoàn hảo nếu khi sử dụng lại có những tiếng kêu khó chịu khi đi lại. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm là có thể...

CÁCH KHẮC PHỤC SÀN GỖ TỰ NHIÊN BỊ KÊU

CÁCH KHẮC PHỤC SÀN GỖ TỰ NHIÊN BỊ KÊU


Việc sử dụng sàn gỗ tự nhiên không chỉ làm làm tăng tính thẩm mỹ mà còn làm tăng giá trị cho ngôi nhà. Nhưng sẽ không hoàn hảo nếu khi sử dụng lại có những tiếng kêu khó chịu khi đi lại. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm là có thể xử lý được nếu biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng trên.

Sàn gỗ bị kêu khi đi lại gây cảm giác khó chịu khi sử dụng

Những nguyên nhân gây ra hiện tượng sàn gỗ bị kêu.


Nguyên nhân thứ nhất: Do bề mặt nền nhà lắp đặt sàn gỗ không bằng phẳng. Bề mặt sàn không bằng phẳng sẽ khiến cho các tấm ván lắp đặt với nhau bị vênh, hèm khoá sẽ bị bẻ cong hoặc gãy nếu bề mặt sàn quá lồi lõm, điều này dẫn đến khi đi lại sẽ tạo ra ma sát động giữa các thanh ván sàn phát sinh những tiếng kêu cọt kẹt.
Nguyên nhân thứ hai: Lỗi hèm khóa. Đây là lỗi do nhà sản xuất ván sàn, các mộng âm, mộng dương được sản xuất không cân đôi, dẫn đến khi ghép các thanh ván sàn với nhau sẽ không được kín. Khi di chuyển trên sàn tại các điểm hở sẽ tạo ra ma sát giữa các thanh sàn dẫn đến hiện tượng sàn gỗ bị kêu.
Nguyên nhân thứ ba: Không có lớp lót cho sàn gỗ, hoặc lớp lót kém chất lượng. Đây là nguyên nhân do đội ngũ thi công và rất hiếm khi sảy ra. Có thể vô tình đội ngũ thi công sàn gỗ cho nhà bạn bỏ quên một diện tích nào đó chưa chải lớp lót lát sàn, hoặc lớp lót mỏng kém chất lượng, sau một thời gian sử dụng lớp lót đó bị ép xuống không còn khả năng tạo sự ổn định cho sàn nữa, các thanh sàn sẽ gần như va trạm trực tiếp với nền bê tông và gây ra tiếng động.

Cách khắc phục sàn gỗ tự nhiên bị kêu


Cách một: Sử dụng phấn rôm trẻ em. Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí sàn bị kê rồi lấy bột phấn rôm rắc vào các khe hở của những thanh ván sàn ở khu vực đó. Tác dụng của bột phấn rôm là làm giảm ma sát giữa các hèm khóa khiến chúng trở nên êm hơn và không gây tiếng động khó chịu nữa. Sau khi rắc, bạn nên dùng chổi hoặc giẻ mềm quét các bụi phấn rôm xuống khe hở, tuyệt đối không dùng máy hút bụi để dọn dẹp. Ngoài cách trên, một số thợ lát sàn còn dùng dùng cách nhét xà phòng bánh vào các kẽ của những miếng gỗ trên sàn để làm giảm ma sát, tiếng kêu sẽ không còn nữa.

Dùng bột rôm trẻ em, cách đơn giản mà mang lại hiệu quả cao giúp sàn gỗ không bị kêu.
Cách thứ hai: Dùng đinh hoặc vít. Nhờ có đinh hoặc vít đó mà lớp gỗ được đính chặt vào nền, giảm thiểu đáng kể độ chênh gây ồn. Sau đó bạn có thể dùng silicon hoặc bột keo chuyên dụng mầu giống mầu sàn để bịt vào vết lõm của đầu những chiếc đinh, vít vừa đóng.

Ghim sàn nhà chặt với nền bằng đinh hoặc vít
Cách thứ ba: Làm khít lại các mạch của sàn gỗ. Đầu tiên, bạn tháo ốp chân tường ra, dùng vam đặt ở vị trí mặt cắt của thanh gỗ (sát tường) rồi dùng búa êm gõ đều cho các mạch gỗ khít lại. Với nhiều người
Cuối cùng, nếu nguyên nhân là do lớp lót sàn gỗ, bạn có thể thử lột sàn gỗ ra, thay lại tấm lót nền. Nên lựa chọn tấm lót chất lượng cao để có thể sử dụng lâu bởi việc này rất mất công và phiền toái.
Để tránh những tiếng kêu khó chịu của sàn gỗ ngoài việc bạn chuẩn bị một mặt nền bằng phẳng, sử dụng sàn đúng cách thì việc lựa chọn sản phẩm, nhà cung cấp và đội ngũ thi công là yếu tố cần được tìm hiểu kỹ lưỡng.

Thay lớp lót sàn
Ngoài yếu về sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền máy móc hiện đại, hèm mộng khóa được chạy gần như chính xác tuyệt đối, các cạnh được phủ 2 lớp sáp nến, giúp ngăn ẩm và làm giảm ma sát giữa các thanh ván sàn,… Mộc Minh còn có một đội ngũ thi công kinh nghiệm và lành nghề. Lựa chọn sản phẩm của Mộc Minh bạn sẽ không còn khó chịu bởi những sự cố trên!
Bạn hãy liên hệ ngay Sàn Gỗ Mộc Minhđể được tư vấn và chế độ hậu mãi tốt nhất nhé
  • ☎️ Phone096.484.6789
  • 📧 Mail: sangomocminh@gmail.com
  • 🏪 Add: 19D24, KĐT Geleximco, Đường Lê Trọng Tấn, Xã La Phù, H Hoài Đức, HN ( Gần Thiên Đường Bảo Sơn)